Tại sao phải đo lường hệ thống thông gió trong khu dân cư?

Yêu cầu cách nhiệt trong việc xây dựng các tòa nhà ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà các tòa nhà này mang lại, cũng tồn tại một vấn đề rất đáng chú ý: vỏ của những tòa nhà này thường rất kín, khiến cho việc trao đổi không khí trở nên rất khó khăn. Điều này dẫn đến độ ẩm được tạo ra trong các tòa nhà (do hô hấp, nấu ăn, tắm, v.v.) và mùi tạo ra từ nấu ăn, nhà vệ sinh,… không được lưu thông ra bên ngoài, cũng như việc lưu thông không khí trong lành từ bên ngoài vào tòa nhà.

Những vấn đề này có thể được giải quyết triệt để bằng hệ thống thông gió. Hệ thống này giúp không khí trong lành được lưu thông và loại bỏ không khí bị ô nhiễm trong một không gian nhất định. Tuy nhiên, bạn cần phải thường xuyên giám sát, kiểm tra và đo lường hệ thống thông gió để chúng có thể vận hành một cách hiệu quả.

Rủi ro có thể xảy ra do việc cài đặt hệ thống thông gió không chính xác?

Hệ thống thông gió cần được kiểm tra thường xuyên bằng cách thực hiện các phép đo trong quá trình chạy thử và vận hành. Đây là cách duy nhất để đảm bảo tất cả các yếu tố như: tốc độ trao đổi không khí theo đúng kế hoạch, đảm bảo cấu hình đúng giúp hoạt động của hệ thống phù hợp với các thông số kỹ thuật.

Việc sử dụng công nghệ đo lường hệ thống thông gió không phù hợp sẽ dẫn đến hai rủi ro:

1. Rủi ro thứ nhất: Cài đặt tốc độ thông gió quá cao

Hệ thống thông gió tạo ra lưu lượng không khí quá mức, dẫn đến mức năng lượng tiêu thụ tăng cao (đồng nghĩa với việc chi phí tăng). Ngoài ra, việc hệ thống hoạt động với hiệu suất cao còn khiến cho bộ phận quạt tản nhiệt gây ra tiếng ồn khó chịu.

2. Rủi ro thứ hai: Cài đặt tốc độ thông gió quá thấp

Hệ thống thông gió tạo ra lưu lượng không khí không đạt yêu cầu và tốc độ trao đổi không khí không được đảm bảo. Ngoài ra, điều này còn ảnh hưởng đến nồng độ CO2 trong không khí, cũng như độ ẩm tương đối. Độ ẩm không phù hợp là một vấn đề thực sự nghiêm trọng vì đây là yếu tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển nấm mốc.

Những tiêu chuẩn và chỉ định cho các phép đo?

Những tiêu chuẩn dưới đây được đưa ra để giúp bạn duy trì cân bằng hệ thống thông gió.

Tiêu chuẩn EN 16798-17

  • Yêu cầu kiểm tra hệ thống điều hòa không khí / hệ thống sưởi / hệ thống thông gió được lắp đặt trong các tòa nhà để làm mát không gian
  • Trọng tâm của tiêu chuẩn này là hiệu suất năng lượng của các tòa nhà
  • Áp dụng cho cả tòa nhà dân cư và không gian nhà ở

Tiêu chuẩn EN 14134

Tiêu chuẩn này quy định các kiểm tra và phương pháp đo lường nếu hệ thống thông gió được lắp đặt trong nơi ở phù hợp với mục đích. Nó có thể áp dụng cho việc vận hành hệ thống mới và kiểm tra hiệu suất của các hệ thống hiện có.

Tiểu chuẩn DIN 1946-6

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với việc vận hành, bảo trì các thành phần, cũng như toàn hệ thống thông gió.

Ý nghĩa trong ứng dụng đo lường thực tế?

Khi một hệ thống thông gió tại khu dân cư được đưa vào vận hành, bạn sẽ phải tập trung vào việc kiểm tra toàn bộ chức năng và điều chỉnh tổng thể hệ thống. Các biện pháp này được đưa ra nhằm đảm bảo tỷ lệ trao đổi không khí tối thiểu cần thiết.

Tất cả các phép đo và kết quả điều chỉnh phải được ghi lại trong một báo cáo cụ thể. Trong quá trình bàn giao cho khách hàng, đo lường và báo cáo thử nghiệm bao gồm: thiết kế / tính toán thông gió, mô tả hệ thống, hướng dẫn sử dụng, vận hành và bảo trì.

Việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí thường xuyên là điều cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả và tính ổn định trong hoạt động của hệ thống. Đặc biệt bạn phải đảm bảo mọi cài đặt hoặc điều chỉnh phải chính xác. Nhu cầu thay thế bộ lọc thường được xác định bởi: mức độ bụi bẩn, áp suất chênh lệch vượt quá giá trị khuyến cáo.

Lời khuyên: bạn nên lựa chọn thiết bị đo có khả năng xuất báo cáo đo lường bằng tập tin dạng (CSV) hoặc (PDF).

Điều gì cần được xem xét đối với ứng dụng đo lường liên quan đến hệ thống thông gió?

Xác định tổng lưu lượng không khí của hệ thống để đảm bảo rằng hệ thống cung cấp đủ không khí so với kế hoạch hoặc yêu cầu đưa ra.

Về cơ bản bạn có hai tùy chọn:

  • Xác định trực tiếp lưu lượng thể tích bằng cách thực hiện một phép đo trong ống thông gió
  • Xác định gián tiếp lưu lượng thể tích bằng cách thực hiện phép đo chênh áp ở các quạt của hệ thống thông gió

Đo lưu lượng thể tích trong ống thông gió

Điều quan trọng là bạn chọn được thiết bị và đầu đo thích hợp. Tùy thuộc vào kích thước ống thông gió của tòa nhà hoặc vận tốc dòng khí mà bạn có thể sử dụng đầu đo sợi nhiệt hoặc đầu đo dạng cánh quạt phù hợp.

Phương pháp đo lường trong đường ống của hệ thống thông gió

 

Phương pháp đo lường trong đường ống của hệ thống thông gió Phương pháp đo lường trong đường ống của hệ thống thông gió

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *